Bối cảnh Chiến_tranh_Lạnh

Xem thêm thông tin: Lo sợ Đỏ
Quân đội Mỹ tại Vladivostok, tháng 8 năm 1918, khi Đồng Minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga

Đã có một sự bất đồng trong giới sử học về điểm khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi nó bắt nguồn từ giai đoạn ngay sau Thế chiến II, những người khác cho rằng nó bắt đầu vào gần cuối Thế chiến I, dù những căng thẳng giữa Đế chế Nga, và các quốc gia châu Âu khác cùng Hoa Kỳ có từ giữa thế kỷ XIX.

Như một kết quả của cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga (tiếp đó là sự rút lui của nước này khỏi Thế chiến I), nước Nga bị cô lập khỏi quan hệ ngoại giao quốc tế.[12] Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, liên quân 14 nước phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật...) đã đem quân can thiệp vào nước Nga nhằm bóp chết Chính phủ Xô Viết. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại, và nước Nga Xô viết được thành lập năm 1922. Tuy nhiên, nước Nga Xô viết phải tiếp tục đối phó với sự bao vây, cô lập của các nước phương Tây trong những năm sau đó.

Lãnh tụ nước Nga Xô Viết là Vladimir Lenin đã nói rằng Liên bang Xô viết bị bao vây bởi một "vòng vây tư bản thù địch", và ông coi ngoại giao là một vũ khí để khiến các kẻ thù của Liên Xô bị chia rẽ, bắt đầu với việc thành lập Quốc tế Cộng sản Xô viết, kêu gọi những cuộc nổi dậy cách mạng ở nước ngoài.[13]

Lãnh tụ sau đó Joseph Stalin, người coi Liên bang Xô viết là một "hòn đảo xã hội chủ nghĩa", đã nói rằng Liên Xô phải thấy rằng "vòng vây chủ nghĩa tư bản hiện tại sẽ bị thay thế bởi một vòng vây xã hội chủ nghĩa."[14] Ngay từ năm 1925, Stalin đã nói rằng ông coi chính trị quốc tế là một thế giới lưỡng cực trong đó Liên bang Xô viết sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa xã hội và các quốc gia tư bản sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa tư bản, trong khi thế giới đang ở trong một giai đoạn "bình ổn tạm thời của chủ nghĩa tư bản" trước sự sụp đổ cuối cùng của nó.[15]

Nhiều sự kiện đã làm gia tăng sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau giữa các cường quốc phương tây và Liên Xô: sự phản đối của những người Bolsheviks với chủ nghĩa tư bản;[16] việc Liên Xô ủng hộ cuộc tổng đình công của công nhân Anh năm 1926 dẫn tới việc ngừng quan hệ giữa hai nước;[17] Tuyên bố năm 1927 của Stalin rằng sự cùng tồn tại hoà bình với "các quốc gia tư bản... đang trôi dần vào quá khứ";[18] những cáo buộc bí ẩn trong phiên xử án mẫu Shakhty về một cuộc đảo chính đã được lập kế hoạch do Pháp và Anh chỉ đạo;[19] cuộc thanh lọc chính trị và truy tố tại Liên Xô[20] những vụ xử án điểm Moskva gồm cả những cáo buộc gián điệp của Pháp, Anh, Nhật và Đức;[21] cái chết của 1 triệu người tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina trong nạn đói tại Ukraina tháng 3 năm 1932; cuộc Đại khủng hoảng tại các nước tư bản vào giai đoạn 1929-1933; phương Tây ủng hộ Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Nga; Hoa Kỳ từ chối công nhận Liên Xô cho tới tận năm 1933;[22] và việc Liên Xô tham gia Hiệp ước Rapallo.[23] Những việc này làm trở ngại các quan hệ Xô-Mỹ và là một vấn đề gây lo ngại dài lâu với các lãnh đạo ở cả hai nước.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Lạnh http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-274/conflict_war/c... http://www.moreorless.au.com/killers/ceausescu.htm... http://www.bookofhorriblethings.com/ http://www.brill.com/legacy-nuremberg-civilising-i... http://www.britannica.com/eb/article-32981 http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/ http://www.conelrad.com/ http://www.emadbaghi.com/en/archives/000592.php#mo... http://books.google.com/books?id=SvSZHgAACAAJ&dq=D... http://books.google.com/books?id=WDgBBzWQ2DAC&pg=P...